Niềng răng ngày càng được ưa chuộng bởi khả năng nắn chỉnh răng hiệu quả, bảo tồn tối đa răng gốc của bạn và tuổi thọ vĩnh viễn. Không giống như các phương pháp nha khoa thẩm mỹ khác, cần xử lý lại sau một thời gian nhất định. Tuy nhiên, liệu có phải đối tượng nào cũng có thể niềng răng để có nụ cười đẹp. Một trong những vấn đề răng miệng khiến nhiều người băn khoăn là răng chết tủy thì có thể niềng được hay không? Bài viết này chúng tôi sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên với các nội dung dưới đây.
Mục lục
Răng chết tủy là gì?
Khi các dây thần kinh trong tủy răng bị tổn thương do viêm tủy, thường bắt nguồn từ các nguyên nhân như do chấn thương hoặc sâu răng, việc cung cấp máu mang theo dưỡng chất cho răng sẽ bị gián đoạn. Điều đó có thể gây nhiễm trùng, khiến dây thần kinh bị chết và chiếc răng khi đó cũng trở thành răng chết.
Đặc điểm của răng chết tủy
Khi quan sát bằng mắt thường có thể thấy răng chết tủy bị ngả màu xỉn, vàng hoặc nâu nhạt, đôi khi là màu xám, thậm chí đen. Sự đổi màu sẽ tăng lên theo thời gian khi răng tiếp tục sâu và dây thần kinh bị chết.
Một chiếc răng chết sẽ vẫn bám trụ trên xương hàm nhưng vì không có dinh dưỡng nuôi nó nên khả năng chịu lực của chiếc răng đó rất kém. Chúng trở nên giòn và dễ vỡ hơn theo thời gian.
Điều gì xảy ra khi răng bị chết tủy?
Đau là một triệu chứng khác có thể xảy ra. Một số người không cảm thấy đau, có người cảm thấy đau nhẹ, và những người khác sẽ cảm thấy đau dữ dội. Cơn đau thường do dây thần kinh bị tổn thương gây ra, truyền thông tin về hệ thần kinh trung ương. Đi kèm các cơn đau là biểu hiện nhiễm trùng răng và nướu. Khi đó có thể xuất hiện thêm các triệu chứng như hôi miệng, sưng nướu, chảy máu nướu, răng lung lay,…
Tại sao răng bị chết tủy?
Sâu răng:
Nguyên nhân chính gây sâu răng là thói quen vệ sinh răng miệng không tốt khiến vi khuẩn tích tụ trên răng và tàn phá men răng. Khi vi khuẩn đã xâm nhập sâu hơn qua lớp ngà răng và ăn sâu vào tủy, chúng sinh sôi mạnh mẽ tại đây và tạo ra độc tố gây phản ứng viêm.
Viêm tủy không chỉ gây đau đớn, nhức nhối mà tình trạng này sẽ dần tồi tệ hơn khiến hoạt động cung cấp dưỡng chất cho răng bị ngưng lại, các tế bào tủy răng bị viêm và chết đi hay còn gọi là chết tủy.
Chấn thương:
Chấn thương răng cũng là một trong những nguyên nhân có thể khiến răng bị chết. Các chấn thương quá mạnh tác động lên phần mềm và phần cứng của một chiếc răng.
Chẳng hạn như bị đá bóng đập mạnh vào miệng hoặc vấp ngã và đập miệng vào vật gì đó… Tất cả các yếu tố này có thể khiến răng bị tổn thương, dập ống tủy. Chiếc răng đó có thể chết nhanh chóng, trong vài ngày, hoặc chậm hơn là trong vài tháng hoặc vài năm.
Răng chết tủy có niềng được hay không?
Răng chết tủy thường ngả màu, yếu và khả năng chịu lực và tính di chuyển kém hơn răng khỏe mạnh. Trong trường hợp niềng răng, thường xuyên phải tác động lực để kéo các răng về đúng vị trí thì một hàm răng có răng chết tủy, việc điều trị sẽ khó khăn và phức tạp hơn nhiều so với răng bình thường.
Điều quan trọng hơn nữa là bác sĩ chỉnh nha cần điều trị tình trạng răng chết tủy xong thông qua các biện pháp kể trên, rồi sau đó mới có thể tiến hành niềng răng.
Nói như vậy nghĩa là, răng chết tủy vẫn có thể niềng răng. Tuy nhiên, các bác sĩ chỉnh nha khuyến cáo bạn nên niềng răng khi răng chết tủy trong 1 năm trở lại. Nếu răng chết tủy quá lâu thì khả năng di chuyển răng rất kém, có thể bị vỡ, rụng trong quá trình tác dụng lực di chuyển răng.
Để biết được bạn có phù hợp để thực hiện niềng răng hay không, bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng răng hiện tại.
Phương pháp để chẩn đoán răng chết tủy
Trước tiên, bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng răng miệng của bạn, quan sát hình dạng, sắc thái của răng, có thể hỏi bạn về các triệu chứng gần đây.
Triệu chứng rõ ràng nhất của răng viêm tủy là bên trong các răng đang bị sâu phát ra cơn đau buốt tận óc, khi gõ dụng cụ nha khoa lên răng đó cũng thấy đau. Các lỗ sâu răng đen thường lộ rõ, rất dễ nhận biết, tuy nhiên chưa chắc chắn bạn đã bị viêm tủy hay chưa.
Sau khi thăm khám tổng quát răng miệng, bác sĩ sẽ có thể chỉ định bạn chụp X-quang. Hình ảnh X-quang sẽ cho thấy bạn có bị viêm tủy hay không và mức độ viêm tủy của bạn đang như thế nào.
Xử lý răng viêm tủy và chết tủy trước khi niềng răng
Dùng thuốc chữa viêm tủy nhẹ
Những chiếc răng chưa được coi là chết tủy khi chứng viêm tủy mới ở mức độ nhẹ, trong giai đoạn này nha khoa gọi là viêm tủy có hồi phục. Trường hợp này có thể được chỉ định dùng kháng sinh để điều trị viêm tủy là răng có thể trở lại trạng thái ổn định, có thể tiến hành niềng răng bình thường.
Nạo hút, làm sạch ống tủy và trám lỗ sâu răng
Những chiếc răng bị nhiễm trùng tủy nặng, cần làm sạch bằng cách nạo hút tủy bị viêm. Sau đó thực hiện các thủ thuật nha khoa như hàn và trám kín các lỗ sâu răng lại.
Ở trạng thái này, những chiếc răng vẫn được bảo tồn nguyên hình dạng. Tuy nhiên, chúng đã không còn tủy răng và trở thành những chiếc răng chết. Những chiếc răng đã được nạo, hút tuỷ, về lâu dài sẽ yếu dần và dễ vỡ hoặc tự rụng.
Nhổ răng và trồng răng giả
Trong nhiều trường hợp, bạn có thể phải bọc mão răng sau khi lấy tủy răng. Đây là một lựa chọn tốt nếu men răng bị hư hại hoặc nếu răng có vết trám lớn.
Theo thời gian, một chiếc răng đã lấy tủy có thể trở nên giòn. Đó là lý do tại sao mão răng thường được khuyên dùng để bọc răng chết tuỷ.
Mão răng là một cấu trúc răng giả được tạo hình đặc biệt cho răng của bạn. Nha sĩ sẽ mài bớt một phần răng hiện có của bạn và sau đó lắp mão răng lên trên răng. Một mão có thể được thiết kế để phù hợp với màu sắc của các răng xung quanh của bạn để không gây chú ý.
Nếu răng của bạn bị hư hại nghiêm trọng và không thể phục hồi, nha sĩ có thể khuyên bạn nên loại bỏ hoàn toàn chiếc răng đã chết. Sau khi nhổ răng, bạn có thể thay thế răng bằng phương pháp cấy ghép implant, răng giả hoặc cầu răng.
Đọc thêm: Mất răng số 6 có niềng răng được không?
Cần quan tâm những gì khi niềng răng chết tủy
Lựa chọn cơ sở nha khoa uy tín
Như đã nói ở trên, răng chết tủy để có thể niềng răng, yêu cầu bác sĩ chỉnh nha có hiểu biết và tay nghề cao mới có thể thực hiện thành công. Bạn nên lưu ý lựa chọn trung tâm chỉnh nha có đội ngũ bác sĩ giỏi, giàu kinh nghiệm và tận tâm, luôn đồng hành cùng bạn trong quá trình niềng răng.
Chăm sóc răng miệng hàng ngày
Kể cả khi răng miệng của bạn không có vấn đề gì, để niềng răng được thuận lợi và đạt kết quả cao, bạn cần hết sức chăm chút cho hàm răng của mình bằng các cách sau:
Chải răng đều đặn 2-3 lần/ngày
Vệ sinh răng miệng bằng chỉ nha khoa và nước súc miệng ngay sau khi ăn uống.
Răng chết tủy cần được điều trị ngay, không chỉ vì những cơn đau hành hạ bạn, mà còn vì vi khuẩn từ răng chết có thể lây lan đến các khu vực khác, dần dần tấn công những chiếc răng tiếp theo hoặc gây viêm nướu. Những hậu quả này có thể ảnh hưởng rất xấu đến quá trình và kết quả niềng răng sau này.
Đọc thêm: Niềng răng có tập gym được không?
Các thông tin trên hi vọng có thể giúp bạn hiểu được phần nào về tình trạng răng chết tủy và đặc điểm của nó có phù hợp để niềng răng không. Nói chung, nếu như bạn có răng chết tủy, để biết chính xác mình có niềng răng được hay không thì gặp bác sĩ để được thăm khám, tư vấn là cách tốt nhất. Ngoài ra, hãy đừng quên chăm sóc tốt cho sức khỏe răng miệng của bạn bằng cách giữ vệ sinh răng miệng thật tốt và chờ đợi đến ngày tháo bỏ niềng răng nhé.